Đá phạt góc trong bóng đá và những điều cần biết

da-phat-goc-ava

Đá phạt góc là một trong những cơ hội tốt để tạo ra bàn thắng trong bộ môn bóng đá, đòi hỏi sự hiểu biết cũng như kỹ thuật chính xác. Cùng Luck8 khám phá chi tiết về quy định, chiến thuật bên cạnh cách thực hiện đá phạt góc hiệu quả, giúp bạn và đội bóng tận dụng tối đa mỗi tình huống trên sân cỏ thông qua nội dung bài viết này nhé!

Định nghĩa quả đá phạt góc

Quả đá phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu trong bộ môn thể thao bóng đá, thường mang lại cơ hội để ghi bàn thắng cho đội tấn công. Đây là một tình huống đặc biệt khi mà bóng đã vượt qua đường biên ngang của sân, nhưng không phải từ một tình huống việt vị hay lỗi của đội bóng tấn công, mà do cầu thủ phòng ngự (bao gồm cả thủ môn) đã chạm bóng cuối cùng.

da-phat-goc-dinh-nghia
Đá phạt góc là một trong những hình thức bắt đầu lại một trận đấu bóng đá

Nguồn gốc bắt nguồn quả đá phạt góc

Quả đá phạt góc được phát minh lần đầu tiên tại thành phố Sheffield của Anh, theo bộ luật Sheffield năm 1867. Sau đó, luật này đã chính thức được thông qua bởi Liên đoàn bóng đá Anh vào thời điểm ngày 17 tháng 2 năm 1872, đánh dấu sự ra đời của một trong những quy định cơ bản trong nền bóng đá hiện đại.

Quy trình thực hiện phạt góc trong bóng đá

Một quả đá phạt góc được trao cho đội tấn công khi trái bóng vượt qua hẳn đường biên ngang ngoài khung cầu môn. Từ vị trí phạt góc, cầu thủ có thể đá bóng trực tiếp vào cầu môn và nếu trong trường hợp bóng đi vào lưới, bàn thắng sẽ được trọng tài chính công nhận.

Thông thường, trợ lý trọng tài sẽ sử dụng lá cờ của mình để chỉ vào cung đá phạt góc tại phần sân liên quan. Nhưng quyết định cuối cùng lại thuộc về trọng tài chính, người sẽ chỉ vào cung đá phạt góc chính xác nơi quả phạt góc sẽ được đội tấn công thực hiện.

Những quy định cần biết về đá phạt góc

Khi thực hiện một quả đá phạt góc, bóng phải được đặt chính xác trong cung đá phạt góc tại điểm gần cột cờ góc trên sân nhất. Quan trọng là cầu thủ thực hiện không được phép di chuyển hoặc tác động cột cờ góc.

Trong thời gian chuẩn bị thực hiện quả đá phạt góc, các cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng ít nhất 9m15 cho đến khi bóng được đá cũng như di chuyển. Thêm nữa, người thực hiện quả phạt góc là cầu thủ của đội bóng đang tấn công, và bóng sẽ chính thức vào trở lại cuộc ngay khi nó được đá và di chuyển.

Sau khi đá phạt, cầu thủ thực hiện quả phạt góc không được phép chạm bóng lần thứ hai. Cụ thể cho đến khi bóng đã chạm vào một cầu thủ khác ở trên sân.

da-phat-goc-nhung-quy-dinh
Phạt góc trong bóng đá có những quy định riêng biệt

Những quy định về vi phạm khi thực hiện quả đá phạt góc

Bên trên là các quy định về việc đá phạt góc trong bóng đá. Để tiếp tục bài viết, hãy cùng Luck 8 khám phá những tình huống vi phạm khi thực hiện quả phạt góc.

Cầu thủ

  • Nếu như cầu thủ thực hiện quả đá phạt góc chạm bóng lần thứ hai (không phải bằng tay) trước khi trái bóng chạm vào một cầu thủ khác, đội phòng ngự sẽ được trọng tài chính cho hưởng quả phạt gián tiếp tại đúng nơi phạm lỗi.
  • Nếu như cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay để chơi bóng trước khi trái bóng chạm vào một cầu thủ khác, đội phòng ngự sẽ được trọng tài chính cho hưởng quả phạt trực tiếp tại đúng nơi phạm lỗi. Trường hợp vị trí phạm lỗi nằm ở bên trong khu phạt đền, đội phòng ngự sẽ được trọng tài cho hưởng quả phạt đền.

Thủ môn

  • Nếu như thủ môn chạm bóng lần thứ hai (không phải bằng tay của mình) trước khi trái bóng chạm vào một cầu thủ khác, đội đối phương sẽ được trọng tài chính cho hưởng quả phạt gián tiếp ngay tại nơi phạm lỗi.
  • Nếu như thủ môn cố tình dùng tay để chơi bóng trước khi trái bóng chạm vào cầu thủ khác và tình huống phạm lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền, đội đối phương sẽ được trọng tài chính cho hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi. Nếu lỗi xảy ra ở bên trong khu phạt đền, đội đối phương sẽ được hưởng quả đá phạt gián tiếp.

Chiến thuật tấn công và phòng thủ phạt góc trong bóng đá

Tiếp theo, Luck 8 sẽ chia sẻ những chiến thuật khi tấn công và phòng thủ phạt góc trong bóng đá. Cụ thể như sau:

Khi tấn công

da-phat-goc-chien-thuat
Cần áp dụng những chiến thuật khác nhau khi thực hiện quả đá phạt góc

Chiến thuật tấn công khi thực hiện một quả đá phạt góc thường được chia ra thành ba hình thức: chuyền ngắn phối hợp tấn công, chuyền dài phối hợp tấn công cũng như đá thẳng vào trong khung thành. Chuyền ngắn phối hợp tấn công sẽ liên quan đến việc các cầu thủ đứng ở gần khu đá phạt góc phối hợp lật bóng vào trung lộ hoặc dẫn dắt bóng tới gần đường biên rồi bất ngờ ngoặt lại và chuyền vào trung tuyến.

Xem thêm: Đá phạt gián tiếp: Quy tắc và cách thực hiện chính xác nhất

Chuyền dài phối hợp tấn công yêu cầu cầu thủ phải có kỹ thuật đá phạt cực tốt, với điểm rơi bóng thường ở các khu vực sát cột dọc khung thành hoặc giữa chấm phạt đền cũng như đường cầu môn. Đá thẳng vào cầu môn là việc cầu thủ sút trực tiếp từ góc vào lưới đối phương, yêu cầu kỹ thuật rất cao và sự tập trung từ cả đội hình để gây ra sự phân tán cho hàng phòng ngự.

Khi phòng ngự quả đá phạt góc

Khi đối phương thực hiện quả đá phạt góc, đội phòng thủ thường chỉ để đúng một tiền đạo ở khu vực gần đường giữa sân, các cầu thủ còn lại nhanh chóng rút về nhằm tổ chức phòng ngự. Những cầu thủ cao lớn hơn sẽ được giao nhiệm vụ kèm chặt đối phương hoặc phòng thủ ở khu vực nguy hiểm.

Trong khi đó, thủ môn đứng gần cột dọc và sẵn sàng lao ra khi cần thiết. Một hậu vệ đứng sát cột dọc gần để phòng ngừa việc đối phương sút vào, và có thể thêm một hậu vệ nữa đứng ở cột xa để hỗ trợ thủ môn. Tùy tình hình, một cầu thủ đá cánh có thể đứng gần bóng để nhằm ngăn đối phương chuyền ngắn hoặc gây áp lực lên người thực hiện quả phạt.

Đó chính là những điều bạn cần biết về đá phạt góc trong bóng đá. Nếu thấy hay, đừng quên hãy tiếp tục theo dõi Luck 8 chúng tôi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *